Thiết kế phòng cho bé là một cách tuyệt vời để chia sẻ niềm hân hoan chờ đón bé của bạn! Bạn và bé đều sẽ dành nhiều thời gian trong căn phòng này, nhất là trong thời gian đầu bạn mới đưa bé về nhà, vì vậy cần biến nơi đây thành nơi vỗ về, thoải mái và an toàn cho cả hai. Vậy nên phải chuẩn bị phòng cho bé như thế nào thì hợp lý để bé phát triển khỏe mạnh? Sofanhapkhau.info sẽ giúp bạn trả lời điều đó.
Môi trường lành mạnh
Phòng cho bé – dù là trong phòng ngủ của bạn hay một phòng riêng – cũng cần yên tĩnh, có ánh sáng dịu nhẹ và ít người ra vào. Lưu ý, bé sẽ dành phần lớn thời gian ở đây để nhìn lên trên, vì vậy cần đảm bảo không có ánh sáng chói ở trên đầu.
Mẫu phòng ngủ đẹp cho bé phải là nơi yên tĩnh, được thiết kế dễ sử dụng và thoải mái cho bạn và bé. Sắp xếp đồ đạc và các vật dụng theo cách bạn cho là lôgic nhất, tuy nhiên nếu thấy phải thay đổi, bạn có thể phải sắp xếp lại một chút sau khi quyết định phương án nào là tốt nhất cho hai mẹ con.
Tuy nhiên cần chắc chắn rằng bạn chọn màu sơn và đồ trang trí khiến bạn vui vẻ và thư giãn, vì bạn cũng sẽ tận hưởng căn phòng nhiều như bé.
Chọn mua cũi
Cần đảm bảo rằng:
Các thanh cũi cách nhau không quá hai và ba phần tám (2 3/8) inch để tránh trường hợp bé bị trượt ra ngoài. Cần chắc chắn không có thanh nào thiếu hoặc gãy. Phần cột trụ không nhô lên quá 1/16 inch, hoặc không thấp hơn 16 inch nếu có mái vòm, để tránh mắc vào quần áo hoặc làm tổn thương bé.
Một mẫu giường ngủ đẹp nói chung và cũi cho trẻ nói riêng cầ có yếu tố: Đệm vừa vặn, hoảng cách giữa mép đệm và thành cũi không được rộng quá hai ngón tay. Gỡ hết nhựa bọc bên ngoài. Nếu dùng ga trải, cần đảm bảo ga vừa vặn. Không có những chỗ trang trí lồi lõm ở phía đầu cũi hoặc phía chân cũi làm bé dễ bị mắc kẹt đầu hoặc tay chân.
Để tránh bị vướng, hãy đảm bảo rằng bạn gỡ bỏ hết đồ chơi di động hoặc đồ treo trên đầu trước khi bé 4 tháng tuổi hoặc bắt đầu lẫy. Và khi bé chưa đủ 4 tháng, hãy chắc chắn rằng điện thoại nằm ngoài tầm với và được cài an toàn để tránh làm rơi vào cũi.
Tuyệt đối không đặt cũi gần cửa sổ có dây kéo rèm sáo, rèm vải hay dây máy báo khóc; bé có thể để dây quấn vào cổ và bị nghẹt thở. Tuyệt đối không đặt cũi gần cửa sổ trong tầm với của trẻ từ trong cũi
Tuyệt đối không để gối bông, tấm quây thành cũi, chăn và đồ chơi trong cũi khi bé ngủ. Không dùng gối chặn cho bé. Những vật dụng này có vẻ là một ý tưởng hay, tuy nhiên bé có thể bị mắc kẹt và ngạt thở
Bạn có thể giữ ấm cho bé bằng các mặc đồ ngủ, chẳng hạn như dùng bộ đồ ngủ có khóa kéo. Không dùng những bộ đồ dễ bị tốc lên và có nguy cơ trùm lên mặt bé
Những chiếc cũi hiện đại có ngăn chứa đồ tiện lợi là lựa chọn hoàn hảo nhất cho mọi gia đình
Bàn thay đồ
Để thay tã cho bé, mẹ có thể dùng bàn thay đồ được thiết kế chuyên để thay tã cho bé. Bạn cũng có thể dùng một bề mặt phẳng, vững chắc (như sàn nhà hoặc giường), phủ miếng lót hoặc khăn tắm. Dù bạn chọn nơi nào, hãy chắc chắn rằng bề mặt đó vững chắc.
Nếu bạn mua một bàn thay đồ chuyên để thay tã cho bé, hãy đảm bảo rằng:
- Bàn thay đồ đủ cứng cáp và vững chắc với lan can bảo vệ cao 2 inch xung quanh bốn bên. Phần đầu của bàn thay đồ nên lõm, để phần giữa thấp hơn một chút so với các bên
- Bạn nên cố định bàn thay đồ vào tường (đóng đinh), nếu có thể, để tránh bị lật bàn. Nếu bàn có bánh xe, hãy nhớ khóa lại
- Chuẩn bị sẵn sàng tất cả đồ sạch trước khi thay cho bé. Hãy đảm bảo rằng chúng nằm trong tầm với của bạn, nhưng ngoài tầm với của bé. Đừng đưa hộp đựng đồ cho bé cầm khi thay đồ cho bé; thay vào đó hãy đưa đồ chơi cho bé cầm
Xem thêm: Những mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ cho trẻ sơ sinh